Monday, October 31, 2016

Đọ thử cảm biến vân tay Xiaomi Mi 5s và iPhone 7 Plus: Sense ID đối đầu Touch ID 2.0 -

Khả năng quét vân tay trên thiết bị di động hiện nay có thể nói đủ nhanh để khiến người dùng không còn phải mảy may đắn đo về tốc độ. Điểm khác biệt hiện giờ có lẽ chỉ là cách các nhà sản xuất bố trí nơi đặt cảm biến và công nghệ được trang bị. 

Công nghệ vân tay siêu âm 3D Sense ID lần đầu được Qualcomm giới tiệu tại MWC năm 2015 nhưng phải đến tận gần đây chúng ta mới có thiết bị đầu tiên được trang bị đó là Xiaomi Mi 5s và mới đây nhất vừa được ra mắt là chiếc Xiaomi Mi Note 2. Công nghệ này tận dụng sóng siêu âm để nhận diện vân tay. Sóng siêu âm có thể dễ dàng đi xuyên qua các lớp ngoài cùng của bề mặt da, từ đó nhận biết được các chi tiết ba chiều, cũng như những đặc thù của vân tay, gồm cả những đường lằn ở vân tay và lỗ chân lông.

Về lý thuyết, Sense ID có thể được tích hợp ẩn bên dưới bất cứ vị trí nào trên điện thoại, dưới lớp kính cảm ứng hay phím nguồn… Tuy vậy, Xiaomi vẫn bố trí Sense ID bên dưới phím Home cảm ứng của chiếc Mi 5s có lẽ là để không phá vỡ thói quen người dùng. Diện tích tiếp xúc của phím Home cũng khá lớn chứ không còn dẹt và nhỏ như Mi 5.

Với iPhone 7 Plus, chiếc điện thoại cao cấp nhất của Apple hiện giờ vẫn sử dụng Touch ID 2.0 có từ thời iPhone 6s. Nhưng phím Home của iPhone 7 Plus không còn là phím nhấn vật lý thông thường mà giờ đã được thay thế bằng cảm ứng lực. Chi tiết nầy cũng khiến cho thiết kế của nút bằng phẳng và cho trải nghiệm quét vân tay nhẹ nhàng hơn.

Bài thử nghiệm so sánh khả năng quét vân tay giữa 2 thiết bị được thực hiện bằng cách cho cả 2 máy học 2 mẫu vân tay của 2 ngón tay cái. Trong quá trình thử nghiệm được đổi tay để đảm bảo công bằng. Sau khi so sánh khả năng quét vân tay ở điều kiện thông thường, cả 2 chiếc máy sẽ được thử nghiệm đọ khả năng quét vân tay khi bị ướt. Trong quảng cáo của Qualcomm về Sense ID, hãng nói rằng công nghệ vân tay siêu âm này có thể nhận dạng được vân tay của người dùng ngay cả khi ra mồ hôi hay bị ướt. Mời các bạn xem chi tiết màn thử nghiệm ở video dưới đây.

Huy Anh

Đánh giá bàn phím Logitech G610 Orion -

Đánh giá bàn phím Logitech G610 Orion -

Trải nghiệm không có gì đặc biệt khiến cho G610 trở thành một lựa chọn không thực sự đáng giá so với các đối thủ cạnh tranh từ SteelSeries và Razer.

Sau nhiều năm đứng ngoài cuộc chơi gaming, Logitech trong năm vừa qua đã có rất nhiều bước tiến mạnh mẽ để chinh phục các game thủ. Từ những chiếc tai nghe cao cấp như G930 đến những mẫu chuột tuyệt đẹp như G900, hãng phụ kiện đến từ Thụy Sĩ đã liên tục chứng minh cho người tiêu dùng rằng chậm chân không đồng nghĩa với thua cuộc.

Đánh giá bàn phím Logitech G610 Orion Spectrum

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc đánh giá mẫu phím cơ G610 Orion. Hiện tại, sản phẩm đang được bán với giá 2,5 triệu đồng, tham khảo tại các cửa hàng bán thiết bị game và máy tính..

Thiết kế đơn điệu

Đánh giá bàn phím Logitech G610 Orion Spectrum

Thiết kế của Logitech G610 khá đơn điệu, không nổi bật

Một trong những vấn đề lớn nhất của toàn bộ thị trường phím cơ là thiết kế. Ngoại trừ một số ít sản phẩm phá cách như BlackWidow Chroma của Razer hoặc Apex M800 của SteelSeries, phần lớn các mẫu phím cơ được bán tại Việt Nam đều có thiết kế khá nhàm chán. Cụ thể hơn, chúng đều là những khối chữ nhật chắc chắn và... đơn điệu. Khi so sánh giữa thị trường chuột game và thị trường phím cơ, bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì trong khi mỗi dòng chuột đều có một dáng vẻ riêng thì những chiếc bàn phím lại giống nhau quá nhiều.

Đánh giá bàn phím Logitech G610 Orion Spectrum

Đánh giá bàn phím Logitech G610 Orion Spectrum

G610 chỉ có một số điểm nhấn ở logo của Logitech hay cách bố trí cụm phím multimedia ở góc phải

G610 cũng không phải là ngoại lệ của truyền thống đáng buồn đó. Nếu bạn đã quen với phong cách đơn giản của những chiếc Filco hay Ducky thì thiết kế của G610 cũng chẳng có gì đáng nói cả. Dĩ nhiên, G610 cũng có một số điểm khác biệt nhưng chúng đều không có gì đặc biệt: logo chữ G sáng đặt ở góc trái, 3 đèn Num/Cap/Scroll Lock được đặt ở phía trên cụm phím F9-F12; kế bên là phím chuyển sang chế độ gaming, bật/tắt đèn, mute và tăng giảm âm lượng. Cuối cùng là các phím điều khiển nhạc/video nằm trên cụm phím Num.

 

Đánh giá bàn phím Logitech G610 Orion Spectrum

 

Các chi tiết nhỏ khác cho thấy sự đầu tư của Logitech: chân dựng phím 2 nấc, bọc cao su chống trượt, dây USB bọc lưới giúp giảm khả năng gãy, hỏng

Do thay đổi vị trí đặt các đèn báo Num/Cap/Scroll và bổ sung các phím bấm đặc biệt nên diện tích mặt trước của G610 cũng lớn hơn một chút so với các mẫu phím cơ thông thường. Dù vậy nhưng sự khác biệt tương đương với một hàng phím có lẽ sẽ không khiến bất cứ game thủ nào gặp khó khăn trong khâu sắp xếp bàn làm việc.

Chỉ một màu đèn duy nhất

Đánh giá bàn phím Logitech G610 Orion Spectrum

Chất liệu keycap của G610 không có gì đặc biệt và phong cách chữ trên bàn phím cũng vậy. Kiểu chữ được Logitech lựa chọn mang hơi hướng hiện đại, khá tương đồng với các đối thủ SteelSeries và Razer. Tuy vậy, chỉ riêng đặc điểm này là không đủ để làm nên sự nổi bật so với bất kỳ một model cạnh tranh nào khác.

G610 chỉ có một màu đèn duy nhất là màu trắng. Nhiều game thủ có lẽ sẽ chẳng mấy quan tâm tới màu đèn trên phím cơ, nhưng một khi đã quen với các màu sắc rực rỡ của BlackWidow Chroma hay Ryos MK FX, bạn có lẽ sẽ tính điều này là một điểm trừ cho Logitech. Các hiệu ứng của G610 cũng khá ít so với các đối thủ cạnh tranh (chỉ 5 hiệu ứng) và việc chỉ có thể sử dụng một màu đèn lại càng khiến cho chúng cảm thấy ấn tượng hơn.

Dù sao, 2 mục đích quan trọng nhất của đèn trên phím vẫn là để người dùng có thể thoải mái sử dụng trong đêm tối và để game thủ không nhầm lẫn các phím hay dùng để chơi game với các phím xung quanh. Ở khía cạnh này, G610 phục vụ tốt cho nhu cầu của game thủ. Đáng tiếc rằng đây không hẳn là một điểm cộng vì rất nhiều bàn phím game thủ đang được bán trên thị trường cũng có thể làm được điều tương tự.

Văn phòng và xem phim

Đánh giá bàn phím Logitech G610 Orion Spectrum

G610 sử dụng Switch Chery Brown

G610 sử dụng switch MX Brown do Cherry sản xuất. Đây là loại switch có thể được coi là điểm trung hòa giữa game và văn phòng, cho phép gõ văn bản tốt hơn Brown nhưng có lẽ là không "sướng tay" (và sướng tai) bằng switch Cherry Blue. Với những người làm việc trong môi trường mở như tôi, switch Brown là lựa chọn duy nhất để tránh gây khó chịu với những người xung quanh khi gõ các tài liệu dài hoặc... chat chit trong giờ làm.

Đánh giá bàn phím Logitech G610 Orion Spectrum

Trải nghiệm gõ MX Brown trên G610 không có nhiều khác biệt so với các mẫu phím cơ khác. Điểm đáng chú ý nhất trong trải nghiệm gõ phím là G610 sử dụng stabilizer (thanh cân bằng) loại Cherry so với các phím thường. Với loại stab này, tiếng lạch cạch sẽ được giảm tối đa, song cảm giác nhấn các phím Space, Shift, Enter... lại không được sướng tay như stab Costar. Dù sao thì đây cũng là một cách để giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình sử dụng.

Tương tự, các tác vụ web trên G610 cũng không có gì nổi bật.

Đánh giá bàn phím Logitech G610 Orion Spectrum

Cụm phím điều khiển khi xem phim, nghe nhạc ở góc phải khá tiện nhưng phải mất một thời gian làm quen cách dùng

Với các trải nghiệm nghe nhạc và xem phim, bộ phím multimedia được Logitech trang bị lên phía trên bộ phím Num thường bị chúng tôi... bỏ quên. Thực chất, đây là tình trạng diễn ra với gần như bất cứ một bộ phím nào có hỗ trợ các phím multimedia, do chúng đòi hỏi người dùng phải thay đổi thói quen sử dụng đã được hình thành trong nhiều năm trước đó. Dù sao, nếu bạn có ý định gắn bó lâu dài với G610, các phím này cũng sẽ giúp bạn đỡ phải sử dụng chuột trong quá trình theo dõi các series truyền hình ưa thích.

Cảm giác nhấn quen thuộc khi chơi game

Giá quá đắt và trải nghiệm ở mức hoàn toàn không có gì đặc biệt khiến cho G610 trở thành một lựa chọn không thực sự đáng giá so với các đối thủ cạnh tranh từ SteelSeries và Razer.

Switch Cherry MX Brown trên G610 là một lựa chọn quen thuộc của game thủ.

Switch Brown là loại switch có phản hồi lực khá nhẹ do khấc nhấn tạo ra. Lựa chọn switch Brown hay Blue, Red, Black tùy thuộc rất nhiều vào sở thích và thói quen của game thủ. Ví dụ, nhiều game thủ lựa chọn Brown cho CS:GO vì không tốn quá nhiều lực nhấn phím và cũng có phản hồi rõ ràng, nhưng nhiều "tay súng" khác lại đánh giá loại switch này kém hơn Black do lực nhấn quá thấp và điểm nhận phím ở giữa hành trình di chuyển sẽ khiến cho khả năng nhấn nhầm tăng cao hơn. Với các tựa game có nhiều hotkey phân bổ ở nhiều vị trí trên màn hình như Starcraft II: Legacy of the Void, điểm yếu nói trên lại trở thành điểm mạnh vì người dùng cần kích hoạt phím càng nhanh càng tốt, ngay cả trong trường hợp không thể tránh khỏi là nhấn nhầm phím.

Dù sao, mức khác biệt chưa đến một giây có lẽ sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn với các game thủ chuyên nghiệp. Với các game thủ "casual" như chúng tôi, cảm giác nhấn vẫn là quan trọng hơn hết. Câu hỏi ở đây vẫn là "Liệu bạn có ưa thích switch Brown (và stab Cherry)?". Nếu câu trả lời là có, G610 sẽ không khiến bạn thất vọng.

Chưa phải là một mẫu phím tối ưu cho game

Giá quá đắt và trải nghiệm ở mức hoàn toàn không có gì đặc biệt khiến cho G610 trở thành một lựa chọn không thực sự đáng giá so với các đối thủ cạnh tranh từ SteelSeries và Razer.

Do dùng stab Cherry nên G610 tạo trải nghiệm CS:GO yên tĩnh hơn để người dùng có thể lắng nghe tiếng bước chân.

Nhưng đáng tiếc rằng cảm giác nhấn là điểm cộng duy nhất cho trải nghiệm chơi game cùng G610.

Điểm trừ đáng chê trách nhất của G610 là khả năng map các macro nhiều phím vào duy nhất hàng phím F. Các phím này được Logitech đặt tên lại thành "G Key", nhưng bất kể tên gọi là gì thì việc chỉ cho phép map duy nhất hàng phím F cũng có thể coi là quá kém cỏi so với rất nhiều sản phẩm cạnh tranh của Razer, SteelSeries và Roccat, vốn đều cho phép chèn macro một cách thoải mái lên bất kỳ phím nào. Với cách thực hiện của Logitech thì tôi lại phải chấp nhận để phím Capslock trở lại thành phím... vô dụng vì không thể map được trong một số tựa game. Ngay cả bộ phím Num mà tôi thường sử dụng để map các skill ít dùng trong Star Wars: The Old Republic cũng không thể map lại trên G610, tạo ra sự bất tiện tuy không lớn nhưng rõ ràng là không đáng có.

Điểm trừ thứ hai là phần mềm Logitech Gaming Software không cung cấp khả năng tạo profile đèn cho từng thể loại game khác nhau. Ví dụ, nhiều game thủ sẽ muốn bật đèn trên cụm phím WASD và các phím số từ 0-4, khi chơi MOBA bật đèn trên khối phím bên trái và khi chơi Starcraft II thì bật đèn trên các phím rải rác dùng để xây nhà.  Logitech Gaming Software có cung cấp khả năng bật nhiều "vùng" đèn khác nhau, ký hiệu bằng các màu khác nhau nếu trùng khớp, nhưng như vậy là không đủ để cho phép game thủ chuyển đổi giữa các tựa game một cách dễ dàng.

Giá quá đắt và trải nghiệm ở mức hoàn toàn không có gì đặc biệt khiến cho G610 trở thành một lựa chọn không thực sự đáng giá so với các đối thủ cạnh tranh từ SteelSeries và Razer.

Việc chia bàn phím thành từng cụm vẫn không thể giúp người dùng có thể tùy chọn đèn thực sự thuận tiện.

Điểm trừ tiếp theo đến từ mặt công thái học: thiết kế của G610 không bao gồm phần kê tay. Điều này khiến cho trải nghiệm chơi game trong thời gian dài trở nên khó chịu hơn đôi chút.

Cuối cùng, G610 cũng không có hàng phím Macro ở phía bên trái như nhiều mẫu phím cơ game thủ khác. Một lần nữa, đây không hẳn là một điểm trừ cho các thể loại game bắn súng hay hành động phiêu lưu, thế nhưng với game online việc thiếu hụt đi một hàng phím chắc chắn sẽ là vấn đề lớn.

Dù sao thì phần mềm Logitech Gaming Software cũng cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết để người dùng có thể ghi lại bất cứ một đoạn macro nào theo ý muốn. Bên cạnh đó, phần mềm này còn cung cấp sẵn khá nhiều tùy chọn hữu ích, ví dụ như các bộ hotkey hay sử dụng (Alt F4, Ctrl C, Ctrl V...) hoặc shortcut đến các chương trình bất kỳ. Đáng tiếc rằng thiết kế hữu ích này lại bị lu mờ bởi quyết định chỉ cho phép tùy biến duy nhất trên hàng phím F. Với kiểu thiết kế này, không chỉ trải nghiệm chơi game mà ngay cả trải nghiệm sử dụng hàng ngày của G610 cũng trở nên thua kém so với phím cơ Razer hay SteelSeries.

Giá quá đắt và trải nghiệm ở mức hoàn toàn không có gì đặc biệt khiến cho G610 trở thành một lựa chọn không thực sự đáng giá so với các đối thủ cạnh tranh từ SteelSeries và Razer.

Không hiểu vì lý do gì Logitech lại giới hạn khả năng gán macro của G610.

Cũng bên trong phần mềm này, bạn có thể lựa chọn tắt các phím Windows và Properties trên phím để đảm bảo trải nghiệm chơi game không bị gián đoạn. Tuy vậy, cần chỉ ra rằng rất nhiều tựa game hiện tại đã tích hợp sẵn các tính năng có trên, và phần mềm Razer Synapse cũng cho phép thực hiện tính năng này một cách dễ dàng, tự động.

Nói tóm lại, có thể nói rằng các tính năng G610 mang lại cho game thủ không hề vượt trội so với phím Leopold hay Filco, vốn đều là các thương hiệu tập trung vào cảm giác nhấn hơn là các tính năng phụ trợ. Nếu muốn sở hữu một lợi thế chiến thuật so với các game thủ khác, bạn có lẽ sẽ cần tới phím cơ của Razer hoặc SteelSeries thay vì lựa chọn G610.

Kết luận

Nếu nhìn nhận một cách độc lập, G610 không phải là một chiếc phím cơ quá tệ. Cuối cùng thì Logitech vẫn đã mang tới người dùng cảm giác nhấn Cherry Brown hoàn thiện, gói trong một thân hình chắc chắn và đẹp mắt.

Thế nhưng, ở mức giá 3 triệu đồng (tham khảo từ nhà phân phối Mai Hoàng), G610 có lẽ sẽ khiến nhiều game thủ thất vọng. Quá ít lựa chọn về màu đèn (chỉ một màu duy nhất) và hiệu ứng đèn; chỉ hỗ trợ macro trên duy nhất hàng phím F và không hỗ trợ profile đèn là những điểm trừ khó có thể chấp nhận trên một sản phẩm có giá đắt hơn nhiều mẫu phím SteelSeries và Razer có trên thị trường.

Do đó, có thể nói rằng G610 không phải là một lựa chọn tối ưu cho game thủ. Bù lại, nếu như bạn cần tìm cảm giác nhấn Brown ở mức độ yên lặng tuyệt đối để sử dụng cho công việc tại văn phòng hàng ngày hoặc làm việc/chơi game trong đêm tối, G610 có thể coi là một lựa chọn tốt.

Điểm mạnh:

- Thiết kế đơn giản, chắc chắn.

- Hỗ trợ phím multimedia.

- Cảm giác nhấn Cherry Brown hoàn thiện.

- Stab Cherry giúp tạo ra trải nghiệm Brown yên tĩnh.

Điểm yếu:

- Macro bị giới hạn duy nhất vào hàng phím F.

- Chỉ có một màu đèn duy nhất.

- Nghèo nàn về hiệu ứng đèn; không hỗ trợ profile đèn cho từng tựa game.

- Không có hàng phím M.

- Không có kê tay.

- Giá đắt.

Gia Cường

So sánh chi tiết camera Sony Xperia XZ và iPhone 7 Plus -

So sánh chi tiết camera Sony Xperia XZ và iPhone 7 Plus -

2 smartphone đầu bảng của Sony và Apple sẽ cùng đọ sức ở khả năng chụp ảnh của cả camera trước và sau trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau.

Sony Xperia XZ sở hữu camera chính phía sau độ phân giải tới 23MP, chip xử lý hình ảnh Sony's Bionz, cảm biến Exmor RS IMX300 với kích thước 1/2.3", ống kính G 6 lớp thấu kính, khẩu độ f/2.0, tiêu cự 24mm, chống rung EIS bằng con quay hồi chuyển (gyro) với khả năng lấy nét nhanh kết hợp bằng tia laser và theo pha. Công nghệ lấy nét lai trên Xperia XZ hỗ trợ tiên đoán chủ thể (predictive hybrid AF). Ngoài ra, Sony còn tích hợp cảm biến đo màu sắc RGBC-IR. Ở camera trước, Xperia XZ cũng sử dụng cụm cảm biến độ phân giải lớn tới 13 MP, kích thước 1/3", ống kính khẩu độ f/2.0, tiêu cự 22mm.

iPhone 7 Plus là chiếc smartphone đầu tiên của Apple được trang bị hệ thống camera kép với một camera thông thường chụp hình góc rộng (tiêu cự 28mm, khẩu độ f/1.8, cảm biến 1/3") và một camera thứ hai có góc chụp cận hơn (tiêu cự 56mm, khẩu độ f/2.8, cảm biến 1/3.6") để chụp ảnh chân dung. Cả hai camera trên iPhone 7 Plus đều có độ phân giải 12MP hỗ trợ lấy nét theo pha nhưng chỉ có camera góc rộng là có chống rung quang học OIS. Với camera trước, iPhone 7 Plus sử dụng camera có độ độ phân giải 7 MP, khẩu độ f/2.2, tiêu cự 32mm.

VnReview.vn đã thực hiện một bài so sánh camera của 2 điện thoại này trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau để kiểm tra độ nét, màu sắc, dải sáng, khả năng cân bằng trắng, khử nhiễu... Các ảnh đều được chụp ở chế độ tự động (cùng tắt/bật HDR), lấy nét, đo sáng cùng vị trí và chụp ở các góc độ tương đương nhau. Bạn đọc có thể bấm vào ảnh để xem ảnh gốc chụp từ máy hoặc ảnh với kích thước lớn hơn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ sử dụng camera chính góc rộng trên iPhone 7 Plus nhằm có được góc chụp tương đương với chiếc Xperia XZ. Để tìm hiểu kỹ hơn về camera góc cận của iPhone 7 Plus bạn đọc có thể xem thêm tại đây.

Về các sản phẩm trong bài viết, Xperia XZ vừa chính thức bán ra thị trường Việt Nam với giá 15 triệu đồng, còn iPhone 7 Plus hiện chỉ có hàng xách tay, chưa có máy chính hãng. Cả hai sản phẩm này đều được chúng tôi lấy từ hệ thống Hoàng Hà Mobile, chiếc Xperia XZ có giá 13,19 triệu đồng (rẻ hơn khá nhiều so với giá của hãng là 15 triệu đồng) và iPhone 7 Plus phiên bản 32GB màu vàng hồng có giá 22,5 triệu đồng.

Độ nét, chi tiết

Crop 100% ở trung tâm ảnh

Crop 100% ở trung tâm ảnh

Crop 100% ở góc ảnh

Crop 100% ở trung tâm ảnh

Crop 100% ở góc ảnh

Ở điều kiện đủ sáng, cả iPhone 7 Plus và Xperia XZ đều cho ra ảnh với độ chi tiết và sắc nét cao, nổi khối tốt. Khi crop 100% vào trung tâm ảnh, có thể thấy Xperia XZ cho độ nét và chi tiết cao hơn nhưng ảnh bị rạn, vỡ chi tiết có lẽ do thuật toán tăng độ sắc nét (sharpen) hơi quá đà. Độ nét bị đẩy lên quá cao cũng khiến ảnh của Xperia XZ bị nhiễu sáng (luminance noise) ở vùng bầu trời. Độ nét, tách bạch chi tiết ở góc ảnh và những vùng có nhiều chi tiết nhỏ như tán cây của Xperia XZ cũng kém hơn iPhone 7 Plus. Các tán cây trên ảnh của iPhone 7 Plus có thể phân định rõ ràng còn ở Xperia XZ các chi tiết này bết vào nhau.      

Crop 100% ở trung tâm ảnh

Việc tăng độ nét lên quá đà của Xperia XZ thể hiện rõ nhất khi chụp ảnh chân dung. Khi nhìn toàn cảnh, ảnh từ Xperia XZ cho cảm quan tốt nhờ độ nét và chi tiết rõ ràng, tách bạch. Nhưng khi zoom lớn hơn, sự vỡ hạt xuất hiện rõ rệt.

Crop 100% ở trung tâm ảnh

Crop 100% ở góc ảnh

Khi ánh sáng yếu đi, độ nét và chi tiết của Xperia XZ cũng giảm xuống. Ở bức ảnh này, iPhone 7 Plus chỉ sử dụng mức ISO 80 với tốc độ màn trập 1/4s mà vẫn có độ nét tốt hơn Xperia XZ ở cả trung tâm và góc ảnh. Trong khi Xperia XZ phải sử dụng mức ISO 1000 với tốc 1/16s do không có chống rung quang học mà chỉ sử dụng hệ thống chống rung điện tử EIS dựa trên con quay hồi chuyển (gyro).

Màu sắc, cân bằng trắng, độ tương phản

Crop 100% ở trung tâm ảnh

Ở khả năng tái tạo màu sắc, trong hầu hết các tình huống, ảnh từ iPhone 7 Plus đều cho tông màu ấm áp, cân bằng trắng hơi ám vàng nhẹ nên ảnh nhìn sống động, rực rỡ hơn, đặc biệt là ở các bức ảnh có nhiều tông màu nóng như đỏ, vàng, cam. Ảnh từ Xperia XZ thiên tông lạnh, cân bằng trắng ngả xanh dương nên màu sắc kém sống động hơn.

Tuy nhiên, trong các tình huống cần độ tương phản cao, Xperia XZ lại thể hiện trội hơn iPhone 7 Plus. Ảnh của Xperia XZ cho độ tương phản rất tốt giữa các vùng sáng tối, kết hợp cùng độ nét cao khiến các bức ảnh trong những tình huống này ấn tượng hơn hẳn iPhone 7 Plus.

Độ sáng, nhiễu hạt

Crop 100% ở trung tâm ảnh

Crop 100% ở góc ảnh

Crop 100% ở trung tâm ảnh

Crop 100% ở góc ảnh

Crop 100% ở trung tâm ảnh

Trong điều kiện thiếu sáng và cực kỳ thiếu sáng, iPhone 7 Plus với lợi thế ống kính khẩu độ lớn f/1.8, có chống rung quang học OIS nên luôn đặt mức ISO rất thấp, chỉ dao động từ 80 đến 320 còn Xperia XZ phải sử dụng mức ISO từ 400 đến 3200. Vì thế ảnh từ Xperia XZ nhiễu hạt hơn hẳn iPhone 7 Plus. Chi tiết trong ảnh thiếu sáng của iPhone 7 Plus cũng tốt hơn, còn Xperia XZ do phải khử nhiễu nên chi tiết bị giảm đi rõ rệt. Bù lại, ảnh của Xperia XZ cho độ sáng tốt hơn iPhone 7 Plus.  

Chênh sáng, ngược sáng (HDR)

Trong các tình huống chênh sáng và ngược sáng, khi chụp ở chế độ tự động, ảnh của iPhone 7 Plus cho dải sáng rộng hơn Xperia XZ thể hiện ở việc thu được nhiều chi tiết hơn ở cả vùng sáng và vùng tối, không bị cháy sáng ở các vùng như đám mây, mặt trời. Khi bật chế độ HDR, hai máy đều cân bằng sáng tối tốt hơn, lấy thêm được chi tiết ở cả vùng tối và vùng sáng. Ảnh HDR của iPhone 7 Plus tiếp tục nhỉnh hơn Xperia XZ khi có độ tương phản, dải tương phản động tốt hơn, thu được nhiều chi tiết hơn. Tốc độ chụp và lưu ảnh HDR của iPhone 7 Plus cũng nhanh hơn hẳn Xperia XZ nên thuận tiện hơn trong quá trình thao tác.

Ảnh tự sướng (selfie)

Crop 100% ở trung tâm ảnh

Với lợi thế từ camera trước độ phân giải 13MP, trong điều kiện đủ sáng, Xperia XZ cho ra các bức ảnh selfie có độ chi tiết cao hơn hẳn iPhone 7 Plus với camera trước chỉ 7MP. Màu sắc thiên tông lạnh của Xperia XZ cũng hợp với ảnh "tự sướng" khi giúp làn da trắng hồng, trong khi iPhone 7 Plus quá thiên tông vàng nên khiến làn da thiếu tự nhiên.

Trong những điều kiện ánh sáng không thuận lợi, ảnh selfie của Xperia XZ lại có chiều hướng kém đi, không giữ được phong độ, chi tiết giảm đi rõ rệt, ảnh dễ mờ nhòe do tốc độ chụp chậm, cân bằng trắng cũng không còn chuẩn xác, ám vàng khá nặng. Ảnh selfie của iPhone 7 Plus trong cùng điều kiện lại cho kết quả tốt hơn, vẫn giữ được độ nét, chi tiết tốt và đặc biệt là cân bằng trắng, màu sắc chính xác.  

Tổng kết

Qua những bức ảnh phía trên có thể tổng kết lại camera của Xperia XZ nhỉnh hơn iPhone 7 Plus ở độ nét, chi tiết trong điều kiện đủ sáng, dù độ nét có phần hơi quá đà và khiến ảnh bị rạn, vỡ hạt khi phóng lớn. Ảnh của Xperia XZ cũng có độ tương phản tốt hơn giúp tạo được những bức ảnh ấn tượng trong điều kiện thuận sáng. Camera trước trên điện thoại của Sony cũng cho độ nét tốt hơn đối thủ Apple khi chụp với ánh sáng đầy đủ.

Tuy nhiên, những yếu tố còn lại như màu sắc, cân bằng trắng, dải sáng, khả năng chụp ảnh thiếu sáng, nhiễu hạt, chụp ảnh trong những tình huống khó của Xperia XZ đều kém iPhone 7 Plus. Sony sẽ cần phải cải thiện hơn nữa khả năng chụp ảnh trên các smartphone đầu bảng của họ, đặc biệt là ở khả năng chụp ảnh thiếu sáng nếu thực sự muốn chiếm lấy ngôi vị dẫn đầu trong cuộc đua camera trên smartphone. 

Huy Đạt